Thông tin dành cho biên tập viên
Về dự án
Dự án thí điểm và áp dụng mô hình tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội với sự tham gia của PNBD. Ba hợp phần của mô hình này là:
• Hỗ trợ tiếng nói của PNBD và xây dựng năng lực cho PNBD nhằm chủ động triển khai các hành động để cải thiện tiếp cận với các dịch vụ, bảo trợ và các quyền lợi khác thông qua việc thành lập và vận hành các câu lạc bộ Chúng tôi là Phụ nữ;
• Nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành vi, thái độ tích cực của công an, chính quyền và các đơn vị cung cấp dịch vụ ở địa phương; và
• Tăng cường năng lực và vai trò của các Chi Cục PCTNXH.
Tài liệu và công cụ đa phương tiện của dự án
Có thể tải: Clip tổng quan về dự án và các công cụ kỹ thuật; Các tài liệu kỹ thuật của dự án; các clip tranh cát hỗ trợ hoạt động của các hợp phần; và tóm tắt tác động của dự án tại thư mục Google và kênh Youtube sau: http://bit.ly/2s4Wisp và http://bit.ly/2rQxwOl
Về Cục Phòng, Chống Tệ nạn Xã hội
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán và phòng, chống HIV⁄AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật.
Thông tin thêm: http://pctnxh.molisa.gov.vn/
Về CARE và CARE Quốc tế tại Việt Nam
Thành lập năm 1945, CARE là tổ chức nhân đạo hàng đầu chống đói nghèo trên toàn cầu. CARE có hơn 7 chống đói nghèo trên toàn cầu. CARE đặt trọng tâm vào phụ nữ và trẻ em. Trong năm tài khóa 2016, CARE có mặt tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ, trợ giúp 80 triệu người. Để biết thêm thông tin, truy cập: www.care-international.org
CARE Quốc tế có mặt ở Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 để đáp ứng các nhu cầu cấp bách thông qua việc cung cấp lương thực, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Năm 1989, CARE trở lại Việt Nam và từ đó đến nay đã có mặt ở hầu hết 64 tỉnh thành với hơn 200 dự án phát triển. Hiện nay, CARE chủ yếu tập trung vào việc đảm bảo thay đổi tích cực dài hạn cho các nhóm dân số bị thiệt thòi, nhất là phụ nữ, thông qua giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói, tính dễ bị tổn thương và bất công xã hội.