Dự án ACIS – Dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp giúp nữ nông dân, nông dân người dân tộc thiểu số và những nhà lập kế hoạch ngành nông nghiệp ở Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào dự báo và ứng phó tốt hơn với các rủi ro và cơ hội mang lại từ những sự thay đổi của thời tiết thông qua dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp công bằng và có sự tham gia.

Bối cảnh

Hơn 70 phần trăm dân số của Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào sống ở khu vực nông thôn. Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu cùng với cơ sở hạ tầng nghèo nàn làm hạn chế hệ thống canh tác và các cơ hội tiếp cận thị trường. Đối với các hộ sản xuất nhỏ là phụ nữ và dân tộc thiểu số, tính chống chịu trong sinh kế của họ thường bị hạn chế nghiêm trọng do thiếu các nguồn lực, do thiếu sự tiếp cận với các kênh thông tin, do các rào cản ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, và do sự tham gia hạn chế trong quá trình ra quyết định ở các cấp.

Mục tiêu dự án ACIS

ACIS sẽ giúp nữ nông dân, nông dân người dân tộc thiểu số và những nhà lập kế hoạch ngành nông nghiệp ở Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào dự báo và ứng phó tốt hơn với các rủi ro và cơ hội mang lại từ những sự thay đổi của thời tiết thông qua dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp công bằng và có sự tham gia.

Kết quả đầu ra chính 

  • Bằng sự kết hợp kiến thức khoa học và bản địa, một hệ thống ACIS dựa vào cộng đồng và thể chế vững chắc một cách khoa học sẽ được phát triển và thử nghiệm tại 3 quốc gia, sẵn sàng để nhân rộng.
  • Phụ nữ và nông dân người dân tộc thiểu số sẽ có khả năng để hiểu, yêu cầu và tìm kiếm thông tin khí hậu nông nghiệp. Nông dân sẽ xây dựng kế hoạch dựa trên thông tin được cung cấp, góp phần làm giảm mất mùa do khí hậu.
  • Bằng chứng và năng lực nghiên cứu mạnh sẽ được xây dựng, bao gồm phân tích tính hiệu quả và khả năng cung cấp thông tin của ACIS, các khoảng trống trong chính sách và thể chế đồng thời giám sát công tác lồng ghép giới và công bằng vào ACIS.
  • Những người dùng tin tiếp theo, ví dụ như chính quyền địa phương, sẽ có thể tiếp cận với thông tin khí hậu-nông nghiệp được thiết kế theo nhu cầu và sẽ có thể truyền đạt một cách có hiệu quả đến phụ nữ và nông dân người dân tộc thiểu số.
  • Các cơ quan chính quyền địa phương, các đối tác tư nhân và các tổ chức dân sự địa phương sẽ được đầu tư và có thể phát triển ACIS hơn nữa ở cấp chính sách và trong khu vực tư nhân.

Hoạt động dự án ACIS

Dự án Dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp cho phụ nữ và nông dân người dân tộc thiểu số trong khu vực Đông Nam Á áp dụng cách tiếp cận học hỏi và triển khai theo phân đoạn, nhằm đảm bảo tác động dài hạn; đặt ra cơ sở vững chắc ngay từ đầu, liên tục học hỏi và điều chỉnh trong toàn bộ quá trình dự án.

  • DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRI THỨC: Diễn đàn xây dựng và phát triển tri thức sẽ hoạt động trong suốt tiến trình thực hiện dự án nhằm: xác định các khoảng trống chính sách và nghiên cứu để thực hiện dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp; giám sát và đánh giá dự án; thông tin về kết quả học tập và các khuyến nghị tiếp theo từ dự án, phục vụ cho các mục đích đối thoại chính sách.
  • XÂY DỰNG NĂNG LỰC THEO ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐỘNG: Các biện pháp xây dựng năng lực khác nhau được thực hiện với chính quyền địa phương, với các tổ chức dân sự, viện nghiên cứu khoa học, truyền thông và nông dân thông qua Mạng lưới Học tập cho Nông dân và những tác nhân hoạt động tiên phong vì bình đẳng giới. Các phương pháp tích hợp các chủ đề kỹ thuật, các kỹ năng thúc đẩy và gắn kết cộng đồng, đặc biệt chú ý đến các vấn đề về phát triển, nâng quyền cho phụ nữ và các chiến lược tăng cường sự tham gia và ủng hộ của nam giới với phụ nữ.
  • KHUYẾN CÁO KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP: Phân vùng khí hậu nông nghiệp là cơ sở cho cấp thể chế của ACIS cho mỗi khu vực, được xây dựng thông qua phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Kiến thức bản địa được đóng góp một cách tích cực bởi những tác nhân hoạt động tiên phong vì bình đẳng giới, họ là những người đại diện cho nông dân.
    Thông qua chu trình học tập và phản hồi, các nhà lập kế hoạch ngành nông nghiệp và nông dân phối hợp cùng nhau để xây dựng và chia sẻ các bản tin dự báo theo mùa và các khuyến cáo cho mỗi vùng, kết hợp cả kiến thức khoa học và kiến thức bản địa.
  • MẠNG LƯỚI HỌC TẬP CHO NÔNG DÂN: Những tác nhân hoạt động tiên phong vì bình đẳng giới được lựa chọn từ các nhóm nông dân hiện có để hình thành một mạng lưới học tập cho nông dân ở cấp tiểu vùng khí hậu-nông nghiệp, họ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng.
    Thông qua các quá trình học tập xã hội và lên kế hoạch hành động khác nhau, những tác nhân hoạt động tiên phong vì bình đẳng giới làm việc với nông dân và các nhà lập kế hoạch ngành nông nghiệp để áp dụng và nâng cao chất lượng các bản tin khí hậu nông nghiệp.
  • ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH ĐỂ NHÂN RỘNG ACIS: Khi bắt đầu dự án, các đối tác và các bên tham gia thuộc khối nhà nước sẽ thống nhấtvề chiến lược nhân rộng và duy trì tính bền vững, để đảm bảo dự án hoạt động hướng tới các mục tiêu dài hạn.
    Bằng chứng từ Diễn đàn xây dựng và phát triển tri thức được sử dụng trong các cuộc đối thoại chính sách với các bên liên quan, để đảm bảo rằng tất cả đối tác khối nhà nước và tư nhân đều có thể tham gia vàủng hộ dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp công bằng để có thể nhân rộng ra ở cấp quốc gia và khu vực.

Đối tượng tham gia dự án

Những nhà lập kế hoạch cho ngành nông nghiệp và những hộ nông dân sản xuất nhỏ, tập trung vào các nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ

Địa điểm

Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào

Thời gian

2015 – 2018

Nhà tài trợ