Dự án “Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam – AWEEV” hướng tới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trong nhóm nông dân sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ và người dân tại các cộng đồng thiểu số thông qua thúc đẩy sự thay đổi trong hai khía cạnh: Khả năng tiếp cận các thị trường toàn diện, và Khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất cũng như lập kế hoạch và ra quyết định của phụ nữ.
Bối cảnh
Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam (AWEEV) là một dự án tích hợp và đáp ứng giới, được thiết kế nhằm đóng góp cho mục tiêu nâng cao điều kiện kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) tại Việt Nam. Nếu điều kiện kinh tế và chất lượng cuộc sống được cải thiện, tỉ lệ phụ nữ DTTS và gia đình của họ thoát khỏi đói nghèo sẽ tăng lên. Dự án đặt mục tiêu tiếp cận 2.635 phụ nữ và nam giới người DTTS tại 9 xã thuộc 2 huyện của tỉnh Hà Giang và Lai Châu.
AWEEV được thiết kế để đồng bộ hóa với Chính sách Hỗ trợ Nữ quyền Quốc tế (FIAP) của Bộ Các vấn đề Toàn cầu Canada (GAC). Thiết kếnày được xây dựng thông qua cách tiếp cận dựa trên quyền để giải quyết các bất bình đẳng giới cho một số nhóm phụ nữ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất tại Việt Nam. Liên quan đến các chiến lược và kế hoạch của Chính phủ, AWEEV sẽ trực tiếp hỗ trợ Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng miền núi và DTTS giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 88/2019/QH14), tập trung vào hỗ trợ sinh kế và cải thiện điều kiện sống của các nhóm DTTS ở 1.400 xã nghèo nhất trên toàn quốc. AWEEV cũng sẽ trực tiếp đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng Giới giai đoạn 2021-2030.
Các vấn đề chính mà dự án sẽ giải quyết bao gồm: ngôn ngữ à giáo dục, tiếp cận với cơ sở hạ tầng cơ bản, giao thông, sinh kế, gánh nặng chăm sóc, ra quyết định trong gia đình, dịch vụ tài chính, tổ nhóm phụ nữ và bạo lực giới. AWEEV áp dụng mô hình hợp tác đặc biệt, giữa CARE, và đối tác là các tổ chức xã hội dân sự (CSO), các cơ quan chính quyền địa phương và cả các đối tác ở khu vực tư nhân. Sự hợp tác liên ngành này sẽ tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mỗi đối tác nhằm theo đuổi mục tiêu chung là cải thiện đời sống kinh tế của phụ nữ DTTS.
Mục tiêu dự án AWEEV
- Tăng cường thúc đẩy các quyền kinh tế, đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ nghèo ở nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam
- Tăng cường sự tham gia của nhóm phụ nữ nghèo ở nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số vào các hoạt động kinh tế được trả lương
Hoạt động dự án AWEEV
- Nâng cao năng lực của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức về quyền của phụ nữ, các tổ chức truyền thông, và mạng lưới của họ, nhằm thúc đẩy quyền kinh tế của phụ nữ nghèo ở nông thôn và phụ nữ DTTS ở Việt Nam
- Nâng cao năng lực của nhóm người nghèo ở nông thôn và nhóm DTTS, đặc biệt là phụ nữ, nhằm giúp tăng thu nhập từ các sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp ở Việt Nam
- Nâng cao sự sẵn sàng và khả năng của nhóm phụ nữ và nam giới nghèo ở nông thôn và DTTS trong giải quyết vấn đề bất bình đẳng về gánh nặng chăm sóc gia đình tại Việt Nam
- Cải thiện khả năng tạo thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cho nhóm dân tại các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ, thông qua các sáng kiến bền vững, mang tính đáp ứng giới, nhạy cảm với môi trường
- Nâng cao năng lực tiết kiệm và vay vốn của nhóm người nghèo ở nông thôn và nhóm DTTS, đặc biệt là phụ nữ, nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế sản xuất ở Việt Nam
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng của đội ngũ cán bộ chuyên trách, đặc biệt là cán bộ thôn và xã, nhằm hỗ trợ một cách công bằng cho nhóm phụ nữ nghèo ở nông thôn và DTTS thực hiện các quyền kinh tế của họ ở Việt Nam
Đối tượng tham gia dự án AWEEV
2.6325
phụ nữ và nam giới
người DTTS
Địa điểm
- Xã Tiên Nguyên, Xuân Minh, Yên Thành, Tân Bắc, Yên Bình, Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Xã Bản Bo, Bình Lư và Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
Thời gian
2021 -2025
Nhà tài trợ