Tôi vừa từ Việt Nam trở về, nơi tôi gặp người này mà tôi muốn kể cho các bạn. Chị ấy tên là Hom. Chị chăn nuôi lợn và trồng lúa để nuôi sống bản thân cùng đứa con trai 13 tuổi của mình.
Chị ấy 31 tuổi, cùng tuổi với tôi.
Hom trở thành mẹ đơn thân cách đây sáu năm sau khi ly dị chồng vì anh ta dính tới ma túy. Chị là người dân tộc thiểu số và không nói tiếng phổ thông – tức tiếng Việt – vì vậy tôi phải nói chuyện với chị thông qua hai phiên dịch viên. Rào cản ngôn ngữ và sống ở nơi xa xôi hẻo lánh đồng nghĩa với việc chị không có đủ thông tin cần có để cải thiện việc đồng áng hay tiếp cận các dịch vụ của nhà nước. Vì thu nhập thấp, chị cũng không đủ điều kiện đi vay mượn.
Hom bị mắc kẹt trong vòng quay thiệt thòi ấy. Xét về nhều mặt, tôi cũng giống như Hom: ba mẹ tôi ly dị khi tôi còn nhỏ và tôi lớn lên trong một gia đình bố đơn thân. Chúng tôi lớn lên trong điều kiện khá nghèo nàn, nhưng, không giống Hom, tôi được đến trường và học đại học, có thể tiết kiệm tiền trong ngân hàng, vay một khoản tiền và có được việc làm ở nơi đảm bảo quyền lợi cho mình. Tôi rất vui vì có thể nói với các bạn rằng CARE đã giúp Hom có được một số cơ hội như thế. Chị đã tham gia vào nhóm tín dụng của CARE nơi chị tiết kiệm tiền và vay thêm để cải thiện việc kinh doanh. Với các khoản vay này, chị đã mua được một con lợn, gây được một đàn lợn con mà chị có thể bán đi lấy tiền. Chị cũng có đủ tiền mua một chiếc xe đạp cho con trai mình, nhờ đó cậu bé có thể đi học. Chị đã học cách tăng sản lượng gạo nhờ việc gieo trồng phù hợp với sự biến đổi của thời tiết. Chị cũng có thể xây dựng được một mạng lưới xã hội tốt để giúp đỡ chị và con trai khi cần.
Chúng ta có thể ở những nơi khác nhau trên thế giới này và đối mặt với những thách thức khác nhau, nhưng chúng ta giống nhau nhiều hơn là khác nhau.