Thông qua chương trình CASI, CARE thúc đẩy tiến bộ bền vững về an sinh sinh kế cho người dân phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng dân tộc thiểu số, những người không được tiếp cận các nguồn lực và không có nhiều cơ hội tác động đến hoạch định chính sách. Đại diện của các nhóm thiệt thòi và các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào việc xây dựng chương trình để tạo ra các cách tiếp cận và chính sách phát triển bao trùm hơn.

Bối cảnh

Mặc dù tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng các vùng nông thôn xa xôi ở Việt Nam vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo dai dẳng. Các nhóm dân tộc khác nhau, đặc biệt là phụ nữ ở những khu vực này, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất và nước, những thứ thiết yếu cho sự phát triển và an ninh sinh kế của họ. Họ có ít cơ hội tiếp cận tài nguyên và thông tin, đồng thời tiếng nói của họ trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ cũng rất hạn chế.

Mục tiêu chương trình CASI

CARE và các tổ chức xã hội dân sự hợp tác cùng với người dân tộc thiểu số và phụ nữ để tăng cường tiếng nói của họ trong việc ra quyết định ở địa phương, cải thiện sinh kế của họ và giúp họ có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Các đối tác của CASI là những cơ quan hợp pháp và được đánh giá cao trong mối quan hệ với đồng nghiệp, chính quyền, và cộng đồng.
  • Đại diện các dân tộc thiểu số được trao quyền và có sự tự tin cũng như năng lực để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng của họ.
  • Các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan có nhiều cơ hội tiếp cận với các bằng chứng chính xác và phù hợp hơn về các vấn đề then chốt nhằm đẩy mạnh sự phát triển.

Hoạt động của chương trình CASI

CASI hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa nâng cao năng lực ra quyết định trong các vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của họ:

Chuyển biến xã hội dân sự

Gia tăng sự công nhận của chính phủ đối với người dân tộc thiểu số, đại diện của họ, các tổ chức cộng đồng, và các tổ chức xã hội dân sự.
Các đại diện của nhóm dân tộc được xem là đối tác cùng thực hiện thay vì chỉ là đối tượng thụ hưởng ở cấp địa phương. Tính hợp pháp của các tổ chức xã hội dân sự được chính phủ và cộng đồng công nhận.

Nền tảng cho tương lai

Mạng lưới rộng lớn của các nhóm dân tộc được xây dựng, các đại diện của họ được tạo điều kiện tham gia đào tạo để tự giải quyết các vấn đề và thúc đẩy quyền lợi.
Điểm khởi đầu cho các tổ chức xã hội dân sự hợp tác với các đồng nghiệp và cùng ảnh hưởng đến các chính sách.
Các tổ chức dựa vào cộng đồng được thành lập bên ngoài dự án CASI bởi các đối tác, cộng đồng và chính quyền địa phương.

Nâng cao tiếng nói của phụ nữ

  • Phụ nữ đã nâng cao năng lực và kỹ năng để tham gia tích cực vào sự phát triển của bản thân họ.
  • Phụ nữ đã có được tiếng nói hợp pháp và được tôn trọng thông qua các Câu lạc bộ Sinh kế và Quyền lợi.

Cải thiện hiểu biết về quyền

  • Các cộng đồng đã nâng cao khả năng thực hiện các hoạt động vận động với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến cộng đồng của họ và quyền của phụ nữ.
  • Kiến thức được nâng cao dẫn đến sự tự tin và khả năng vận động của chính các cộng đồng.
  • Phụ nữ được đào tạo pháp lý để nhận thức về quyền của mình.

Sinh kế bền vững

  • Thu nhập của các hộ gia đình tăng lên nhờ các sinh kế bền vững hơn.
  • Các cộng đồng đã nâng cao nhận thức và chuẩn bị tốt hơn cho các tác động của biến đổi khí hậu.

Đối tượng tham gia chương trình CASI

>12.000 phụ nữ và nam giới sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực nông thôn 

Địa điểm

127 thôn/xóm, 18 xã, 9 huyện thuộc các tỉnh thành: An Giang, Sơn La, Điện Biên, Hà Nội, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Thanh Hóa.

Thời gian

2002 – 2017

Nhà tài trợ

CASI - DANIDA