Chị là Quàng Thị Kiên – Năm nay 27 tuổi – Dân tộc Thái – Sinh ra và lớn lên tại bản Phăng 2 – xã Mường Phăng – Huyện Điện Biên. Chị là một thành viên tích cực của mô hình Nhóm Cổ phần Tài chính tự quản (VSLA).
Do hoàn cảnh gia đình nên học hết cấp 3 chị phải nghỉ học và ở nhà lấy chồng. Với những lo toan cuộc sống hàng ngày chị dần quên đi cái tuổi đôi mươi và 2 đứa con lần lượt chào đời. Mặc dù là thành viên từ thôn khác đến làm dâu nhưng Kiên rất chịu khó tham gia các hoạt động cộng đồng và giúp đỡ các chị em trong thôn khác.
Năm 24 tuổi Kiên được chị em trong thôn bầu làm chi hội trưởng hội phụ nữ, với những kinh nghiệm còn non trẻ nhưng Kiên rất chịu khó học hỏi và được chị em trong thôn bản yêu quý. Năm 2014 có dự án EMWE về bản, triển khai mô hình nhóm “Cổ phần tài chính tự quản” Kiên được bầu làm trưởng nhóm VSLA, tham gia mô hình ngay từ đầu Kiên đã bộc lộ được khả năng đam mê học tập, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
Tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực, đã giúp Kiên phần nào đi tiếp sự nghiệp học tập dang dở. Nổi trội và thông minh cô luôn dẫn dắt chỉ bảo các chị em khác trong thôn/xã. Bất cứ khi có hoạt động nào của dự án cô đều không vắng mặt.
“Ở xã em cũng có rất nhiều dự án về thôn bản, nhưng chỉ toàn nhiều dự án làm mô hình và thực hiện các chương trình xong rồi lại đi, nhưng tham gia dự án này em thấy không có nhiều tiền hỗ trợ chị em, nhưng hỗ trợ chúng em tham gia rất nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực, áp dụng vào cuộc sống, thay đổi được kinh tế. Gia đình hạnh phúc hơn như thế còn hơn cả tiền chị ạ”
Năm 2016 Tổ chức Bộ lao động Thương binh và Xã hội tổ chức “Hội thi sáng kiên giảm nghèo”, nói chuyện với Kiên xem có muốn thử sức mình không? Không một chút đắn đo cô nhận lời tham gia, cùng đồng hành với Kiên, tôi mới thấy được chịu khó đam mê của cô, một cô gái nhỏ nhắn lần đầu đứng trước một cuộc thi lớn với các vùng miền trong cả nước, cô rất tự tin và mạnh mẽ thuyết trình. Mặc dù không được giải nhưng với những gì tôi thấy được trong con người cô ấy quả là một sự thay đổi và đã chiến thắng chính bản thân mình.
Đặt niềm tin vào cô gái nhỏ bé này, nên bất cứ khi nào có công việc hoặc hoạt động của dự án, hoạt động cộng đồng, chúng tôi đều mời cô ấy tham gia và bạn ấy hoàn thành rất suất sắc.
Kiên tâm sự: “Ở xã em cũng có rất nhiều dự án về thôn bản, nhưng chỉ toàn nhiều dự án làm mô hình và thực hiện các chương trình xong rồi lại đi, nhưng tham gia dự án này em thấy không có nhiều tiền hỗ trợ chị em, nhưng hỗ trợ chúng em tham gia rất nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực, áp dụng vào cuộc sống, thay đổi được kinh tế. Gia đình hạnh phúc hơn như thế còn hơn cả tiền chị ạ”.
Năm 2016 cô đã cùng HPN xã nhân rộng các nhóm VSLA ra các thôn bản khác và hỗ trợ chị em vân hành trong thời gian đầu để nhóm hoạt động được hiệu quả.
Ước muốn của cô ấy là tất cả chị em phụ nữ Dân tộc thiểu số đều được bình đẳng, được tôn trọng và để làm được điều đó chị em cần phải tin vào chính mình. Cần tự trau dồi bản thân và không ngừng học hỏi.
Tôi tin rằng cô ấy sẽ lan tỏa được cảm hứng và niềm đam mê của mình cho các chị em khác trong cộng đồng.
Tác giả: Tống Thị Hưởng (CCD)