Cách tiếp cận của CARE
Các yếu tố dưới đây đây hình thành nên cấu trúc các tiêu chí để CARE tại Việt Nam (CVN) thiết kế, thực hiện và đo lường các chương trình của mình:
1. Thúc đẩy quyền sở hữu sự phát triển do địa phương dẫn dắt:
CVN cam kết thúc đẩy sự phát triển do địa phương dẫn dắt, đảm bảo rằng các thành viên cộng đồng có quyền sở hữu và kiểm soát các sáng kiến ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Điều này bao gồm việc tăng cường năng lực cho các tổ chức địa phương, hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện dựa trên cộng đồng, đồng thời vận động cho các chính sách hỗ trợ vai trò lãnh đạo của địa phương. Bằng cách trao quyền cho các tác nhân địa phương, CVN hướng đến việc tạo ra những kết quả phát triển bền vững và toàn diện.
2. Tận dụng thế mạnh khu vực tư nhân và triển khai các phương pháp tiếp cận dựa trên định hướng thị trường:
CVN tích cực hợp tác với khu vực tư nhân để tận dụng các giải pháp dựa trên thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo. Thông qua hợp tác với các doanh nghiệp, CVN giúp tạo cơ hội việc làm, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao sinh kế cho các nhóm dễ bị tổn thương. CVN triển khai các sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy các thực hành kinh doanh bền vững và khuyến khích trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Qua đó, CVN đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho cộng đồng rộng lớn hơn và góp phần vào các mục tiêu phát triển lâu dài.
3. Sự tham gia của thanh niên:
CVN nhấn mạnh việc nâng quyền và tham gia của thanh niên như một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. Với việc hướng tới thanh niên, CVN xây dựng một thế hệ kiên cường, có hiểu biết và có khả năng thúc đẩy thay đổi tích cực trong cộng đồng của họ. Các chương trình được thiết kế để nâng cao kỹ năng lãnh đạo của thanh niên, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề, và khuyến khích thanh niên tham gia vào các quá trình ra quyết định.
4. Tập trung vào đổi mới và tính linh hoạt:
CVN áp dụng các cách tiếp cận đổi mới để giải quyết các thách thức phát triển phức tạp. Điều này bao gồm việc tận dụng các công cụ kỹ thuật số, triển khai chương trình thích ứng để đáp ứng với hoàn cảnh thay đổi và tích hợp các công nghệ mới vào việc thực hiện dự án. Tổ chức coi trọng tính linh hoạt, đảm bảo các can thiệp có thể nhanh chóng thích ứng với các vấn đề mới nổi như tác động của biến đổi khí hậu và thay đổi kinh tế xã hội.
5. Làm việc cùng đối tác:
Hợp tác là trọng tâm trong cách tiếp cận của CVN. Tổ chức làm việc với nhiều đối tác, bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các thực thể thuộc khu vực tư nhân, học viện và các tổ chức cộng đồng. Những mối quan hệ đối tác này rất quan trọng để huy động nguồn lực, chia sẻ chuyên môn và tăng cường tác động của các sáng kiến phát triển. CVN cũng đóng vai trò là cầu nối, tập hợp các bên liên quan đa dạng để giải quyết các mục tiêu chung.
Trong năm năm tới, CVN sẽ khám phá việc tích hợp các mô hình tư vấn khác nhau vào các chương trình của mình để tạo ra dòng doanh thu bền vững hỗ trợ cho sứ mệnh của tổ chức. Cách tiếp cận này sẽ bao gồm việc cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn và kỹ thuật cho các tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời liên kết các hoạt động thương mại với các mục tiêu phát triển để tăng cường tác động và khả năng tài chính.
-
Công bằng Kinh tế cho Phụ nữ
Thông tin chung Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người. Tỷ lệ nghèo đa chiều vẫn duy trì ở mức 5,71% vào năm 2023 và sự bất bình đẳng gia tăn...
Xem chi tiết -
Công bằng Khí hậu
Thông tin chung Việt Nam là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất thế giới trước biến đổi khí hậu. Địa hình đa dạng của Việt Nam dẫn đến các hình thái tác động khác nhau trên khắp ...
Xem chi tiết -
Cứu trợ Nhân đạo
Thông tin chung Nhiệm vụ của CARE Quốc tế là làm việc với các cộng đồng bị thiên tai ảnh hưởng ở Việt Nam để vừa giảm tính tổn thương dài hạn trước thiên tai, vừa hỗ trợ trong trường hợp ...
Xem chi tiết