Công bằng Kinh tế cho Phụ nữ

Thông tin chung 

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người. Tỷ lệ nghèo đa chiều vẫn duy trì ở mức 5,71% vào năm 2023 và sự bất bình đẳng gia tăng qua các năm. Nghèo đói tập trung chủ yếu ở các nhóm dân tộc thiểu số, những người sống ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng thường xuyên chịu thiên tai, và người di cư. Các cơ chế thị trường thường cản trở phụ nữ tiếp cận các cơ hội, nguồn lực và thị trường. Các khuôn mẫu giới phân biệt đối xử làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo về thời gian của phụ nữ và hạn chế sự tham gia kinh tế của họ. Với việc  Việt Nam nằm trong top năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng khí hậu lại càng tạo ra những tác động không cân đối lên sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ.

Chúng tôi hướng tới một tương lai mà mỗi phụ nữ đều có năng lực kinh tế để tạo thu nhập, tiết kiệm và đầu tư vào bản thân, công việc kinh doanh, gia đình và cộng đồng của họ. Chúng tôi tập trung sức lực vào việc hỗ trợ phụ nữ khám phá tiềm năng của mình và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện cũng như sự thay đổi qua các thế hệ.

Bằng cách tiếp cận dựa trên thị trường, chúng tôi thiết kế các giải pháp thị trường lấy phụ nữ làm trung tâm để giải quyết các rào cản mà phụ nữ phải đối mặt trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất, vốn, công nghệ, cơ hội nâng cao kỹ năng và quá trình ra quyết định. Chúng tôi tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, doanh nghiệp, thương hiệu, chính phủ quốc gia và địa phương, và các bên liên quan khác trong hệ sinh thái để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ, chính sách và thực hành đáp ứng nhu cầu cũng như lợi ích của phụ nữ.

Tại Việt Nam, CARE có hơn 30 năm kinh nghiệm trong các chương trình công bằng kinh tế cho phụ nữ. Đội ngũ của chúng tôi sở hữu nhiều kinh nghiệm phong phú, bao gồm nhưng không giới hạn ở các can thiệp dựa vào cộng đồng, phương pháp tiếp cận chuỗi cung ứng, sự tham gia của khu vực tư nhân và vận động chính sách. Các phương pháp và công cụ của chúng tôi dựa trên sự hiểu biết về bối cảnh địa phương và không ngừng phát triển để đáp ứng với những môi trường thay đổi mà chúng tôi hoạt động.

Ưu tiên chương trình

Tài chính Toàn diện Nhóm cổ phần tài chính tự quản (VSLAs):
Nhân rộng việc triển khai VSLA tới các nhóm dân tộc thiểu số và bị lề hóa, trong đó tập trung vào chuyển đổi số (Nông dân số) và thiết lập nền tảng pháp lý vững chắc. 
Tài chính toàn diện chính thức:
Thiết kế các gói sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ do phụ nữ làm chủ thông qua các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện khả năng tiếp cận.
Phụ nữ Kinh doanh Hệ sinh thái hỗ trợ cho các doanh nghiệp nữ chủ siêu nhỏ và nhỏ:
Tăng cường tiếp cận nhà cung cấp, người kinh doanh, và thị trường. Đồng thời giải quyết các rào cản về khuôn mẫu giới và giảm thiểu việc chăm sóc không được trả công.
Việc làm Tử tế Nâng cao tiếng nói và sự lãnh đạo của phụ nữ, xóa bỏ tình trạng bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc, giúp các nhóm bị lề hóa sẵn sàng cho các công việc xanh và chuyển đổi số, và tích hợp lĩnh vực sức khỏe và an sinh đáp ứng giới.