Dự án Công ước ILO hướng tới nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của chính phủ, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động của Việt Nam đối với việc thông qua Công ước mới của ILO về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc.

Bối cảnh

Năm 2015, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khởi xướng quá trình thiết lập một tiêu chuẩn lao động quốc tế mới liên quan đến bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc. ILO nhận định rằng bạo lực tại nơi làm việc đe dọa đến nhân phẩm, an ninh, sức khỏe và hạnh phúc của con người. ILO cũng khẳng định bạo lực có ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động và người sử dụng lao động cũng như các gia đình, cộng đồng, nền kinh tế và xã hội.

Tiêu chuẩn mới đã được đưa vào chương trình thảo luận tại phiên họp thứ 107 của Hội nghị Lao động Quốc tế (ILC) vào tháng 6 năm 2018. Phần lớn các bên tham gia đồng ý rằng cần có một Công ước và một Khuyến nghị để đảm bảo trách nhiệm pháp lý và cung cấp hướng dẫn về cách thực hiện các cam kết pháp lý.

Trong giai đoạn chuẩn bị ILC 2019 (ngày 10-21 tháng 6 năm 2019) tại Geneva – nơi diễn ra những cuộc đàm phán cuối cùng về Công ước mới này, tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy việc thông qua công ước mới này.

Mục tiêu dự án dự án Chấm dứt bạo lực và quấy rối

Thông qua dự án Công ước ILO, CARE hướng tới nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của chính phủ, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động của Việt Nam đối với việc thông qua Công ước mới của ILO về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc.

Hoạt động dự án Chấm dứt bạo lực và quấy rối

  • Thu thập bằng chứng về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  • Chuẩn bị bản tóm tắt chính sách về các vấn đề chính đang được tranh luận trong dự thảo Công ước ILO và quan điểm của các quốc gia.
  • Lồng ghép thông điệp huy động sự ủng hộ đối với Công ước ILO vào các chiến dịch về bạo lực trên cơ sở giới.
  • Tổ chức một buổi tham vấn thu hút 50 người tham gia từ các tổ chức ba bên và các cơ quan chính phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Văn phòng ILO tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ/xã hội, và các phương tiện truyền thông

Thành tựu chính của dự án Chấm dứt bạo lực và quấy rối

  • Những người có ảnh hưởng chính từ các tổ chức ba bên của Việt Nam (tức chính phủ, người sử dụng lao động và đại diện người lao động) chia sẻ công khai sự ủng hộ của mình với việc thông qua Công ước ILO, thể hiện ở bình luận của họ tại hội thảo tham vấn.
  • Bộ LĐTBXH ghi nhận Bộ Luật Lao động đang được sửa đổi có những nỗ lực mang tính chủ đích nhằm tương thích với nội dung của Công ước ILO.
  • Các bài báo về hội thảo tham vấn thể hiện được phạm vi rộng của các khái niệm chính trong dự thảo Công ước ILO, từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng.
  • Thông điệp ủng hộ Công ước ILO được lồng ghép trong 3 sự kiện cộng đồng và đối thoại chính sách có liên quan, và đến được gần 400 công nhân nhà máy may mặc, công đoàn và đại biểu Quốc hội.
  • Nỗ lực toàn cầu được tập hợp thành công để đảm bảo các bên liên quan ủng hộ: Công ước ILO 190 về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đã được thông qua tại Geneva trong ILC lần thứ 108 vào tháng 6 năm 2019.

Đối tượng tham gia dự án Công ước ILO

Công nhân may mặc, cán bộ công đoàn, các nhà hoạch định chính sách

Địa điểm

Việt Nam

Thời gian

 11/2018 – 5/2019

Nhà tài trợ