Dự án EFSEM – “Tăng cường an ninh lương thực & Cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số” hướng tới đảm bảo an ninh lương thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình thông qua đa dạng hóa sinh kế nông nghiệp và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Bối cảnh
Việt Nam nhìn chung là một quốc gia đảm bảo được an ninh lương thực vì sản xuất đủ lúa gạo cho toàn dân. Bất chấp những số liệu cao về xuất khẩu lương thực, nhiều nhóm dân số vẫn sống trong tình trạng nghèo và thiếu lương thực gián đoạn. Ở Việt Nam, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 14,6% dân số cả nước, nhưng hộ nghèo DTTS chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước . Do an ninh lương thực có mối liên hệ cố hữu với nghèo đói, nên người dân tộc thiểu số là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi đề cập đến bốn trụ cột của an ninh lương thực theo định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) bao gồm sự sẵn có của lương thực; khả năng tiếp cận của người dân; sử dụng lương thực; sự ổn định của nguồn cung lương thực.
Tại địa bàn mục tiêu của dự án này là huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, người dân sống nhờ canh tác lúa nước dựa vào nước mưa; trong đó trên 50% diện tích lúa chỉ trồng được một vụ trong cả năm. Họ không tiếp cận được các dịch vụ khuyến nông cũng như các đầu vào có chất lượng cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tập quán canh tác lạc hậu trong điều kiện biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đã hạn chế đáng kể khả năng sản xuất đủ lương thực để tiêu dùng của nông dân DTTS. Điều này cũng cản trở khả năng tạo thu nhập hoặc kiếm tiền của họ – yếu tố quyết định chính đến khả năng tiếp cận lương thực.
Trong các nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ có xu hướng chịu nhiều ảnh hưởng hơn do gánh nặng nghèo đói. Dù phụ nữ và nam giới cho biết họ cùng ra quyết định về tài chính hộ gia đình và hoạt động canh tác, hầu hết người chồng thường có quyền quyết định cuối cùng về sinh kế và các khoản chi tiêu quan trọng. TPhụ nữ thường gặp nhiều hạn chế hơn về khả năng đi lại, tỷ lệ phụ nữ biết đọc biết viết thấp, và họ không thành thạo tiếng Kinh.
Dự án EFSEM là một phần của chương trình dài hạn của CARE về Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, và sẽ được triển khai tại các địa bàn dự án InfoAct. Dự án EFSEM sẽ tận dụng nhiều can thiệp nâng cao năng lực của InfoAct, các tổ nhóm tài chính tự quản thôn bản và cơ sở hạ tầng khác như loa phóng thanh để phổ biến thông tin khí hậu, và các trạm khí tượng mini. EFSEM cũng sẽ dựa trên kinh nghiệm 30 năm của CARE về hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. EFSEM sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận SuPER về nông nghiệp quy mô nhỏ của CARE Quốc tế nhằm thúc đẩy sinh kế bền vững, năng suất, công bằng và có khả năng chống chịu với BĐKH, an ninh lương thực và dinh dưỡng, trong điều kiện biến đổi khí hậu
Mục tiêu dự án dự án EFSEM
- Đảm bảo nguồn cung lương thực cho các gia đình dân tộc thiểu số thông qua sinh kế nông nghiệp bền vững.
- Tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu của phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai.
- Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào các hoạt động lập kế hoạch về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Hoạt động dự án EFSEM
- Thúc đẩy các chiến lược sinh kế chống chịu với biến đổi khí hậu và các kỹ thuật nông nghiệp mới có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên các giải pháp dựa vào cộng đồng để xác định tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của người dân tộc thiểu số ở địa phương qua quá trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng với Biến đổi khí hậu (CVCA).
- Triển khai mô hình Nhóm Cổ phần Tài chính Tự quản (VSLA) để củng cố các nhóm sinh kế/nhóm sản xuất.
- Thúc đẩy đối thoại giữa nam giới và phụ nữ, thúc đẩy chia sẻ việc nhà công bằng hơn và tăng cường sự ủng hộ, hỗ trợ của nam giới đối với phụ nữ.
Đối tượng tham gia dự án EFSEM
Địa điểm
4 xã tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
Thời gian
5/2021 – 4/2024
Nhà tài trợ