Dự án “Hành động sớm dựa trên dự báo mang tính toàn diện và đáp ứng giới nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng ngừa thiên tai ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á (FBEA-SEA) tập trung vào xây dựng và tăng cường năng lực của chính quyền và cộng đồng địa phương và vận động và đảm bảo hành động thích ứng cũng như phối hợp các nỗ lực theo thiết kế của khung FBEA và phản ứng nhanh.

Bối cảnh

Được khởi xướng và thực hiện bởi ba tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam là CARE, Plan và World Vision, phối hợp với các đối tác địa phương, dự án FBEA-SEA hướng tới tăng cường hành động sớm dựa trên dự báo, mang tính bao trùm và đáp ứng giới, để ứng phó với thiên tai hiệu quả trong khu vực ASEAN, với trọng tâm cụ thể là Việt Nam.

Tỉnh Quảng Trị có hệ thống sông suối đa dạng và địa hình đồi núi hẹp; hàng năm, vào mùa mưa bão, người dân chịu nhiều ảnh hưởng và thường trực nguy cơ hứng chịu thiên tai như lụt lội hay lũ quét. Tại Bình Thuận, hạn hán đã làm giảm sản lượng và diện tích canh tác, gia tăng dịch bệnh, thiếu nước sinh hoạt. Trong khi tại thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận, hiện tượng nắng nóng gay gắt xuất hiện và kéo dài đã gây không ít ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của mọi người.

Người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở các tỉnh, thành này không được chuẩn bị để ứng phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt do điều kiện sống thiếu thốn và thường không thể trang trải cho nhu cầu vật dụng mới, sửa chữa hoặc xây dựng lại cơ sở vật chất tốt hơn.

Dự án hướng tới hai kết quả, tập trung vào (i) xây dựng và tăng cường năng lực của chính quyền và cộng đồng địa phương và (ii) vận động và đảm bảo hành động thích ứng cũng như phối hợp các nỗ lực theo thiết kế của khung FBEA và phản ứng nhanh.

Dự án hướng tới tối thiểu 6.578 người dân tại những cộng đồng khó tiếp cận và thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan; các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền địa phương, những người thi hành công vụ tại Việt Nam và khu vực trong suốt 18 tháng, đặc biệt chú trọng đến nhu cầu và hoàn cảnh của phụ nữ và trẻ em gái, và các nhóm yếu thế khác.

Mục tiêu dự án FBEA

  • Tăng cường và xây dựng năng lực của chính quyền địa phương và cộng đồng trong cơ chế đáp ứng FBEA
  • Chính phủ Việt Nam và ASEAN nhận thức và có hành động, phản ứng nhanh ở cấp khu vực

Hoạt động dự án FBEA

  • Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và cộng đồng về giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng phục hồi, hành động sớm dựa trên dự báo và phản ứng nhanh bằng cách tăng cường nhận thức và khả năng tự lực.
  • Thực hiện cơ chế hỗ trợ dựa trên cảnh báo có tính đến các yếu tố giới, tuổi tác và tình trạng khuyết tật bằng cách hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình và tổ chức xã hội thực hiện các sáng kiến phòng tránh rủi ro thiên tai.
  • Xây dựng hướng dẫn phòng ngừa thiên tai có tính đến yếu tố giới, độ tuổi, tình trạng khuyết tật / bảo vệ trẻ em; tài liệu hóa can thiệp thành công và bài học kinh nghiệm, thu thập bằng chứng, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tri thức để thúc đẩy thực hiện rộng rãi khung FBEA.
  • Tổ chức các hội thảo vận động và đối thoại chính sách để thu hút nhiều bên liên quan và đảm bảo FBEA được đưa vào hoạt động quản lý thiên tai.
  • Xây dựng và vận động Tổng cục Phòng chống Thiên tai thực hiện các hướng dẫn tiêu chuẩn của FBEA về phòng ngừa hạn hán và lũ lụt.
  • Xây dựng năng lực, hướng dẫn và huấn luyện giữa các nước ASEAN và đại diện từ các quốc gia thành viên.

Đối tượng tham gia FBEA

Cộng đồng, các tổ chức xã hội, cơ quan chính quyền và người thi hành công vụ

Địa điểm

  • Xã Thanh và Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
  • Xã Thuận Hòa và Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
  • Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà tài trợ

European Union - ECHO