Dự án P4EM này tập trung củng cố quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm giảm nghèo và tình trạng yếu thế của các nhóm dân tộc thiểu số, phù hợp với các chính sách và chương trình giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Bối cảnh

Người dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc phát triển công bằng và hòa đồng. Tỷ lệ nghèo đói còn cao tại các tỉnh thành tập trung đông người dân tộc thiểu số. Nhóm dân tộc thiểu số đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết thất thường do đặc thù địa hình của môi trường sống và sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại dai dẳng ở các cộng đồng này

Mục tiêu dự án P4EM

Thông qua dự án P4EM, CARE giúp giảm nghèo đa chiều cho những người yếu thế và người dân tộc thiểu số nghèo ở Việt Nam, đóng góp vào quá trình tăng trưởng toàn diện, công bằng và bền vững về môi trường. Dự án tập trung củng cố quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm giảm nghèo và tình trạng yếu thế của các nhóm dân tộc thiểu số, phù hợp với các chính sách và chương trình giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Các hoạt động và kết quả chính của P4EM

Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Uỷ ban Dân tộc (CEMA), các tổ chức xã hội (CSOs) và các bộ ban ngành liên quan:

  • Xây dựng văn bản thỏa thuận giữa CEMA và các tổ chức xã hội tham gia vào dự án để phác thảo cơ chế điều phối và các mục tiêu của quan hệ đối tác.
  • CARE sẽ hỗ trợ CEMA chuẩn bị cho đối thoại chính sách hàng năm với sự tham gia của CEMA/DEMA, các tổ chức xã hội, các thành viên chính của Ban Giảm nghèo tỉnh, đại diện người DTTS và các bên liên quan khác.
  • CARE sẽ đóng vai trò điều phối để hỗ trợ sự tham gia của các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các kế hoạch hợp tác của các tổ chức này.

Thiết lập cơ sở bằng chứng để cung cấp thông tin cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình vì sự phát triển của người dân tộc thiểu số:

  • Dự án sẽ hỗ trợ thỏa thuận giữa CEMA, các bộ ban ngành và các tổ chức xã hội dân sự về những tiêu chí chính nhằm lựa chọn các mô hình và cách tiếp cận phát triển để đề xuất với chính quyền.
  • Dự án sẽ hỗ trợ nghiên cứu hành động về những chủ đề cụ thể liên quan tới cơ hội bình đẳng cho sự phát triển của người DTTS để cung cấp thông tin cho hoạch định chính sách.

Hiệu quả của việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo Bền vững (NTP-SPR)/ Chương trình 135 được cải thiện:

  • Để hỗ trợ xây dựng năng lực cho DEMA và các thành viên Ban Giảm nghèo cấp địa phương ở những tỉnh mà dự án hướng tới, một Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật do CARE dẫn dắt sẽ được thành lập.
  • Dự án sẽ tổ chức các chuyến thăm quan học tập để khuyến khích các bên liên quan học hỏi từ kinh nghiệm và sáng kiến của nhau nhằm thực hiện hiệu quả chương trình NTP-SPR/135.
  • Dự án sẽ hỗ trợ một cơ chế giải trình trách nhiệm cho việc theo dõi giám sát và học tập có sự tham gia của người dân nhằm tăng cường tiếng nói và sự tham gia của đại diện DTTS (trong đó có phụ nữ DTTS) trong quá trình ra quyết định liên quan tới các vấn đề phát triển của người DTTS.

Địa điểm

Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Trị, Trà Vinh, Kon Tum.

Thời gian

2017-2021

Nhà tài trợ