Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, cần cân nhắc cách thức mà các tổ chức phi chính phủ có thể nâng cao tiếng nói của các cộng đồng nơi mà các quyết định của họ thường bị xem nhẹ, do đó ảnh hưởng đến quá trình nâng quyền của mỗi cá nhân. Photovoice – quá trình hành động xã hội nơi các cá nhân được nâng cao vị thế thông qua việc sử dụng chụp ảnh làm nhân tố thúc đẩy thảo luận để xử lý các vấn đề của cộng đồng là một trong số rất nhiều ví dụ về việc áp dụng tiến bộ công nghệ một cách độc đáo và hữu ích đối với các cộng đồng người dân tộc thiểu số trên khắp Việt Nam.

Dự án Tăng cường Sự tham gia và Tiếng nói của Phụ nữ Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam (do Liên minh Châu Âu tài trợ và CARE, iSEE cùng Hội Phụ nữ Bắc Kạn cùng triển khai) đặt mục tiêu thay đổi thói quen ra quyết định mang tính áp đặt từ trên xuống thông qua việc áp dụng phương pháp đồng nghiên cứu, trong đó chụp ảnh đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ việc nâng quyền kinh tế của phụ nữ ở cấp cơ sở. Việc hỗ trợ phụ nữ vùng sâu vùng xa, phụ nữ dân tộc thiểu số xác định và vận động cho các vấn đề của cộng đồng không chỉ khuyến khích phụ nữ tham gia đóng góp vào sự phát triển của chính cộng đồng mình mà còn đảm bảo chương trình phát triển ở đó thực sự liên quan mật thiết với đời sống nhân dân. Nhờ việc sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa vào cộng đồng, phụ nữ dân tộc thiểu số và cộng đồng của họ cùng phối hợp trong quá trình phân tích và xác định các vấn đề cần được chính quyền địa phương và trung ương quan tâm giải quyết.
photovoice

@2017 Linh Oanh/Báo Quân đội Nhân dân

 

Dự án đặt mục tiêu “đóng góp vào công cuộc bảo vệ quyền của phụ nữ người dân tộc thiểu số tại Việt Nam bằng cách nâng cao tiếng nói của họ và đảm bảo các cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức xã hội dân sự quan tâm, tôn trọng và hồi đáp tiếng nói ấy một cách thỏa đáng.”.


Việc sử dụng ảnh chụp như một phương thức mạnh mẽ nhằm miêu tả các vấn đề then chốt trong cộng đồng dân tộc thiểu số đã rất phổ biến thông qua phương pháp nghiên cứu “Photovoice”. Sự hữu ích của phương pháp nghiên cứu này đối với tất cả các bên đã được thể hiện một cách thuyết phục kể cả ở các cộng đồng dân tộc thiểu số khó tiếp cận.
Photovoice “làm hình ảnh cuộc sống đời thường trở nên hiện hữu: Cảnh quan, lao động, chính trị, ích lợi và bối cảnh địa thể chế.” (trích từ “What Can a Woman Do with a Camera? Spence & Solomon in: Wang 2009”).

Tại các cộng đồng dân tộc thiểu số nơi phụ nữ không nói, đọc hay viết tiếng Việt thành thục, việc ghi nhận thông tin và thúc đẩy các thành viên cộng đồng trao đổi về mối quan tâm của mình có thể là chuyện vô cùng khó khăn. Thậm chí các chủ đề nghiên cứu phức tạp có thể tạo ra rào cản văn hóa và chính trị giữa nhà nghiên cứu và cộng đồng thiểu số, góp phần khiến cho nghiên cứu mất đi ý nghĩa chủ đạo. Thay vào đó, Photovoice – với vị trí là một phương pháp nghiên cứu tân tiến và truyền cảm hứng – sử dụng ảnh chụp nhằm xác định, thể hiện và phát triển cộng đồng cũng như nâng quyền cho phụ nữ thông qua tiến trình chụp ảnh và sử dụng những bức ảnh đó để lên tiếng kêu gọi thay đổi.

Những bức ảnh này cùng với đồng nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về đời sống thực tế, đóng góp vào các lĩnh vực đôi khi bị bỏ ngỏ trong hợp tác nghiên cứu ở cộng đồng dân tộc thiểu số. Từ tháng 11/2015 thông qua dự án V&R, tổng cộng 65 nghiên cứu viên (là phụ nữ dân tộc H’Mong, Dao và Tày tại xã Phúc Lộc và Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đã được tập huấn về đa dạng văn hóa và hiện tượng kì thị; khái niệm và quy trình hợp tác nghiên cứu, phương pháp suy ngẫm “we know what we know”, kĩ năng nghiên cứu cơ bản; cách sử dụng và điều khiển máy ảnh; kể chuyện và truyền đạt thông điệp thông qua ảnh và các kĩ năng khác như phân tích thông tin, thuyết trình và vận động xã hội. Chủ đề nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đáng quan tâm tại địa phương như ô nhiễm nguồn nước; rác thải sinh hoạt; tỉ lệ trẻ em bỏ học; chăn nuôi động vật bản địa cũng như trang phục tuyền thống của dân tộc Tày và Dao.

@2017 Linh Oanh/Báo Quân đội Nhân dân

 

Việc chụp ảnh và sử dụng ảnh trong kể chuyện đã trở thành một kênh truyền đạt sinh động và quan trọng, đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội.

Hannah Stephenson biên tập dựa trên Tài liệu Hướng dẫn Nghiên cứu cùng Cộng đồng (CARE và iSEE, 2017)