Dự án STOP – Tăng cường tiếng nói của phụ nữ nhằm chấm dứt quấy rối tình dục, được triển khai ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma nhằm thúc đẩy môi trường làm việc an toàn hơn cho nữ công nhân may trong khu vực.

Tổng quan

Quấy rối tình dục là vấn đề mang tính toàn cầu. Đây là một hình thức bạo lực trên cơ sở giới – một trong những vi phạm dai dẳng nhất về quyền con người đối với người lao động. Vấn đề vô cùng nhạy cảm này bắt rễ từ sự mất cân bằng trong mối quan hệ quyền lực và giới, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ và trẻ em gái.

Dự án Tăng cường Tiếng nói của Phụ nữ nhằm Chấm dứt Quấy rối tình dục (gọi tắt là dự án STOP) triển khai ở bốn nước thuộc khu vực sông Mê Công nhằm giải quyết vấn đề quấy rối tình dục trong ngành may mặc. Thông qua dự án này, CARE dẫn đầu việc xây dựng các mô hình phù hợp với từng quốc gia nhằm hỗ trợ ngành may mặc, chính phủ và các tổ chức xã hội trong nỗ lực phòng ngừa và xử lý quấy rối tình dục. Dự án sẽ xây dựng, thử nghiệm và điều chỉnh các mô hình ở nơi làm việc để phục vụ việc phòng ngừa và xử lý quấy rối tình dục ở Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam. Dự án do Chính phủ Úc tài trợ thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT), Diễn đàn Hành động Giới (GAP) và Chương trình Hợp tác Tổ chức Phi Chính phủ Úc (ANCP)

Mục tiêu dự án STOP

Mục tiêu dài hạn của dự án: Nữ công nhân trong các nhà máy may có nơi làm việc an toàn hơn nhờ tình trạng quấy rối tình dục giảm xuống.

Kết quả cuối dự án: Các nhà máy may triển khai các mô hình hiệu quả, phù hợp nhằm giải quyết quấy rối tình dục ở nơi làm việc.

Cách tiếp cận của dự án STOP

  • Hỗ trợ các nhà máy may xây dựng cơ chế hiệu quả ở nơi làm việc nhằm xử lý quấy rối tình dục.
  • Hỗ trợ nữ công nhân may để họ cảm thấy an toàn hơn khi báo cáo các vụ việc quấy rối tình dục, và phối hợp với nhà máy để sao cho nữ công nhân có thể thoải mái báo cáo mà không chịu hậu quả tiêu cực.
  • Tăng cường môi trường quy định cấp quốc gia để thúc đẩy luật pháp, chính sách và cơ chế giải quyết quấy rối tình dục nơi làm việc

Hoạt động dự án STOP

Dự án rút ra bài học thành công của CARE tại Cam-pu-chia trong việc xây dựng gói công cụ cho các nhà máy may. Gói công cụ này bao gồm chính sách về quấy rối tình dục tại nơi làm việc; hướng dẫn thi hành chính sách dành cho các nhà máy và chương trình tập huấn toàn diện để các nhà máy tập huấn nhân viên trong việc ngăn ngừa và báo cáo hành vi quấy rối tình dục. Gói công cụ này đã lồng ghép ý kiến đóng góp của chính phủ, doanh nghiệp và công nhân may mặc và sẽ tiếp tục được thử nghiệm ở các nhà máy tại Cam-pu-chia.

Ở Lào, My-an-ma và Việt Nam, CARE sẽ điều chỉnh gói công cụ, phối hợp với các công đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chính phủ nhằm xác định, thử nghiệm và triển khai mô hình phù hợp. Các mô hình và gói công cụ sẽ được thiết kế sao cho thích hợp với các bối cảnh pháp lý và giới khác nhau, và sẽ được thử nghiệm với các bên liên quan, trong đó có công nhân may.

Việc xây dựng các gói công cụ sẽ tiếp thu kinh nghiệm toàn cầu từ các ví dụ thành công như: kinh nghiệm của CARE về xây dựng gói công cụ tại Cam-pu-chia; hiểu biết về tính phổ biến và đặc thù của quấy rối tình dục; phân tích tình hình pháp lý, chính trị và bối cảnh hiện tại; rà soát bằng chứng do CARE thực hiện về những cách thực hành hiệu quả trong việc thay đổi và xây dựng tổ chức liên quan tới quấy rối tình dục; và lĩnh vực tâm lý học xã hội.

Dự án sẽ tăng cường cơ sở bằng chứng về tính hiệu quả của các biện pháp nhằm xử lý quấy rối tình dục ở nhà máy. Bằng chứng và nghiên cứu từ dự án sẽ cung cấp thông tin đầu vào cho việc cải cách quy định giải quyết quấy rối tình dục nơi làm việc.

Thông qua cách tiếp cận vùng, dự án cũng sẽ hỗ trợ các chiến dịch toàn cầu của CARE, bao gồm chiến dịch hướng đến Công ước về chấm dứt bạo lực giới ở nơi làm việc của Tổ chức Lao động Quốc tế. Dự án sẽ tận dụng công tác vận động toàn cầu của CARE và phối hợp với đội ngũ Chương trình Quốc tế về Việc làm Tử tế của chúng tôi nhằm gia tăng tác động của dự án.

Cách tiếp cận khu vực này cũng giúp CARE xây dựng bằng chứng và chia sẻ học hỏi cả trong lẫn ngoài tổ chức về các biện pháp hiệu quả trong phòng ngừa và xử lý quấy rối tình dục. Thông qua dự án, CARE sẽ dẫn dắt việc xây dựng các mô hình phù hợp với từng bối cảnh để hỗ trợ ngành may mặc, chính phủ và các tác nhân trong xã hội trong việc ngăn ngừa và xử lý quấy rối tình dục.

Đối tượng tham gia dự án STOP

200.000
người, tính cả các chiến dịch
40
nhà máy (Việt Nam 6, Lào 10, Cam-pu-chia 18, My-an-ma 6)

Thời gian

 7/2017 – 6/2021

Nhà tài trợ