Thông qua dự án SUSO, CARE tìm cách phá vỡ sự im lặng về vấn đề quan trọng còn ít được chú ý này, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới nói chung tại tỉnh Điện Biên. 

Bối cảnh 

Ở Việt Nam, bạo lực giới (BLG) diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này mới được chú ý đến ở vùng đồng bằng và trong nhóm dân tộc Kinh chứ chưa được chú trọng trong các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ được báo cáo về các ca bạo lực giới đối với phụ nữ dân tộc thiểu số có khả năng thấp hơn nhiều so với thực tế. Lý do là bởi bạo lực giới đang bị bình thường hóa và được chấp nhận; sự xấu hổ và sợ hãi của nạn nhân; các tiêu chuẩn giới cho rằng phụ nữ nên là người giữ gìn hòa khí trong gia đình; và nhiều người còn chưa biết rằng bạo lực giới là vi phạm pháp luật. Phụ nữ dân tộc thiểu số thậm chí càng dễ bị tổn thương hơn vì người ra quyết định trong gia đình vẫn chủ yếu là đàn ông, tỷ lệ sử dụng rượu trong nam giới còn cao, và người phụ nữ trong nhiều gia đình gia trưởng thường có địa vị khá thấp. Đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, việc tiếp cận với các dịch vụ và công lý cũng gặp khó khăn bởi sự xa xôi cách trở về địa lý cũng như những hạn chế về khả năng đi lại và giao tiếp bằng tiếng Kinh.

Mục tiêu dự án SUSO

Thông qua dự án SUSO, CARE nỗ lực phá vỡ im lặng xung quanh bạo lực giới trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới thông qua xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Kết quả mong đợi:

  • Phụ nữ, nam giới DTTS và chính quyền địa phương hiểu biết về BLG và cam kết phòng chống BLG.
  • Phụ nữ, nam giới DTTS bị BLG tiếp cận tốt hơn tới các dịch vụ hỗ trợ ưu tiên trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phòng chống BLG.
  • Vận động chính sách dựa trên bằng chứng về thực trạng BLG có sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm giảm thiểu hiện trạng BLG trong nhóm DTTS.

Cách tiếp cận của dự án SUSO

  • SUY NGẪM:
    Người dân tộc thiểu số và chính quyền địa phương nghiêm túc suy ngẫm và hiểu những nguyên nhân đằng sau bất bình đẳng giới và mất cân bằng quyền lực trong gia đình, giữa vợ chồng và trong cộng đồng.
  • THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA NAM GIỚI:
    Các tác nhân thay đổi sẽ là phụ nữ và đàn ông dân tộc thiểu số. Họ sẽ là đầu mối để thực hiện các hoạt động cấp thôn bản. Bằng cách giúp đàn ông hiểu được tác động tiêu cực của các chuẩn mực giới, họ sẽ có động lực để thay đổi hành vi và góp phần phản đối bạo lực giới.
  • TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG:
    Các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan liên quan ở cấp địa phương sẽ được hướng dẫn sử dụng các công cụ giúp họ lắng nghe và thúc đẩy sự an toàn của những người từng trải qua bạo lực giới bằng cách sử dụng các can thiệp thích hợp.
  • GIA TĂNG TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH:
    Phụ nữ và đàn ông thiểu số sẽ tham gia các diễn đàn và đối thoại chính sách của chính quyền cấp tỉnh và quốc gia về bạo lực giới nhằm hỗ trợ Chính phủ áp dụng các công cụ, hệ thống và quy trình mà dự án tạo ra, từ đó đóng góp vào quá trình thực thi Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bạo lực giới sau này.

Đối tượng tham gia dự án SUSO

Phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số 

Địa điểm

4 xã thuộc tỉnh Điện Biên.

Thời gian

3/2018-9/2021

Nhà tài trợ