Với dự án T-LEAF – Phát triển sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất chè thông qua kết nối thị trường bền vững, CARE hỗ trợ phụ nữ trồng chè ở Sơn La hưởng lợi công bằng hơn nhờ việc tăng thu nhập và quyền ra quyết định trong chuỗi cung ứng chè.

Bối cảnh

Tại Sơn La, chè là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS). Với nỗ lực thúc đẩy ngành chè của tỉnh, Sơn La đã hướng tới việc mở rộng diện tích chè lên 5.500 héc-ta vào năm 2020, đạt năng suất 54.000 tấn chè tươi. Tuy nhiên, ngành chè ở đây cũng gặp phải những thách thức tương tự như ngành chè trong cả nước. Hầu hết chè được bán dưới dạng nguyên liệu thô, thiếu nhãn mác, không có thương hiệu và bao bì.

Hơn nữa, sản xuất chè tại Sơn La bị coi là thiếu bền vững do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Việc phụ thuộc vào các thị trường giá trị thấp và thiếu ổn định khiến cho ngành chè đặc biệt dễ bị tổn thương trước các biến động thị trường. Phần lớn các hộ đều sản xuất “thiếu liên kết, thiếu đầu tư và chưa áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững. Không những vậy, mặc dù có vai trò quan trọng trong sản xuất chè nhưng phụ nữ DTTS chưa được hưởng lợi xứng đáng. Do đó, lợi ích kinh tế cho người trồng chè, đặc biệt là phụ DTTS, còn rất thấp.

Mục tiêu dự án T-LEAF

Thông qua dự án T-LEAF, CARE hỗ trợ phụ nữ trồng chè ở Sơn La hưởng lợi công bằng hơn nhờ việc tăng thu nhập và quyền ra quyết định trong chuỗi cung ứng chè.

Các kết quả chính:

  • Phụ nữ DTTS sản xuất chè tăng thu nhập, nâng cao tự tin và khả năng ra quyết định.
  • Các dịch vụ khuyến nông và tài chính tại địa phương đáp ứng nhu cầu của phụ nữ DTTS sản xuất chè.
  • Phụ nữ DTTS sản xuất chè được hỗ trợ bởi các chính sách của nhà nước.

Cách tiếp cận của dự án T-LEAF

Phương pháp tiếp cận ‘xây dựng hệ thống thị trường’ có điều chỉnh

  • Thay đổi có hệ thông trong dịch vụ khuyến nông, tiếp cận tài chính và thông tin để cải thiện cải thiện vị thế kinh tế của phụ nữ sản xuất chè.
  • Tính bền vững để duy trì các dịch vụ thị trường mà phụ nữ có thể tiếp cận ngay cả khi dự án kết thúc.
  • Quản lý thích ứng để điều chỉnh chiến lược, tầm nhìn cũng như các can thiệp sao cho phù hợp nhất.

Phương pháp tiếp cận ‘công bằng giới và bao trùm xã hội’

  • Thúc đẩy sự tự tin, năng động, kiến thức và năng lực của phụ nữ sản xuất chè.
  • Cải thiện mạng lưới xã hội và sức mạnh đàm phán của phụ nữ sản xuất chè.
  • Giải quyết các định kiến giới và phong tục đang cản trở phụ nữ tham gia bình đẳng vào chuỗi chè, đồng thời tạo môi trường thuận lợi thông qua cải thiện hiệu quả triển khai chính sách công lẫn các dịch vụ của thị trường

Đối tượng tham gia dự án T-LEAF

800 phụ nữ dân tộc thiểu số trồng chè

Địa điểm

Xã Chiềng Khoa, xã Vân Hồ, xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) và xã Phiêng Luông (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).

Thời gian

5/2019 – 9/2021

Nhà tài trợ