Dự án hướng tới tăng cường sự chống chọi với ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 và nâng cao sự phục hồi kinh tế và cải thiện đời sống của nữ công nhân may. 

Tổng quan 

COVID-19 đã tác động sâu sắc tới ngành công nghiệp may mặc và giày dép tại Việt Nam, với giá trị xuất khẩu giảm lần lượt là 10,2% và 9,6%. Các công ty được khảo sát phải cắt giảm chi phí: 90% giảm giờ làm thêm, 62% cắt giảm phụ cấp và tiền thưởng, 55,8% cho công nhân nghỉ việc mà không trả lương, 15% sa thải tới 20% lao động. Công nhân, nhất là phụ nữ, đối mặt với mất việc, thiếu bảo hiểm, gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công, hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ bị bạo lực giới. Công nhân mất trung bình 33% thu nhập; với những người bị sa thải, thu nhập giảm 59%.

Tỷ lệ giảm thu nhập của công nhân nữ đang làm việc là 27% so với 19% của nam công nhân và 63% so với 51% trong số những người đã mất việc. Công nhân cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tiếp cận việc làm mới do thiếu cơ hội, thông tin và kỹ năng. Nhiều người có nguy cơ rơi vào nghèo đói, do đó, tìm việc làm, nguồn thu nhập mới là rất quan trọng.

Hơn nữa, tiếng nói của công nhân hiếm khi được lắng nghe; chỉ 20% công nhân khảo sát được thông báo về các biện pháp cắt giảm chi phí lao động, và 15% thành viên công đoàn đã chọn bày tỏ sự không hài lòng của họ về điều đó qua các công đoàn doanh nghiệp.

Mục tiêu dự án Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và cải thiện đời sống nữ công nhân 

  • Nâng cao nhận thức về quyền lợi và chất lượng đời sống của công nhân thông qua hoạt động tập thể
  • Củng cố sự phục hồi kinh tế của công nhân để chống chọi với COVID-19

Hoạt động chính của Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và cải thiện đời sống nữ công nhân 

Cải thiện năng lực của các thành viên nhóm công nhân nòng cốt (EKATA) tại thành phố Hồ Chí Minh để duy trì cơ chế đối thoại với các bên liên quan tại nhà máy

  • 10 hội thảo nâng cao năng lực cho công nhân hàng tháng để cung cấp kiến thức về quyền lao động và cải thiện kỹ năng, từ đó họ có thể kêu gọi các công nhân khác tham gia sáng kiến hành động tập thể
  • Cấp 03 khoản tài trợ nhỏ để hỗ trợ công nhân trong việc phát triển cơ chế đối thoại với nhà máy và chính quyền địa phương, nhằm duy trì đối thoại định kỳ và phát triển thành một phương án thay thế khả thi để cho cơ chế phản hồi giữa công nhân và các bên liên quan trong tương lai

Công nhân có khả năng công nghệ và tiếp cận cơ hội tạo thu nhập/việc làm thông qua nền tảng số

  • Một nền tảng số, hiện đang được CARE phát triển, sẽ được cải thiện thêm với các chức năng
  • Một nhóm 100 công nhân sẽ được tập huấn để sử dụng hiệu quả tất cả các chức năng của nền tảng thông qua 06 khóa đào tạo về kỹ năng số
  • Một chiến dịch truyền thông sẽ được khởi động nhằm góp phần thay đổi theo hướng tích cực nhận thức của công chúng về nữ công nhân may, bao gồm nhu cầu của họ về một cộng đồng và nơi làm việc lành mạnh, dự kiến tiếp cận 1.000.000 người

Đối tượng tham gia dự án Tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và cải thiện đời sống nữ công nhân 

Trực tiếp
100
nữ công nhân nòng cốt (nhóm EKATA)
10
bên liên quan tại địa phương
Gián tiếp
2.000
công nhân tại các nhà máy
1.000.000
người tiếp cận qua các chiến dịch

Thời gian

3/2022 – 10/2023

Nhà tài trợ

cải thiện đời sống