Thông qua dự án Tăng cường sự Tham gia và Tiếng nói của Phụ nữ Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam, CARE góp phần đảm bảo quyền của phụ nữ các cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao và H’Mông thông qua việc nâng cao tiếng nói và đảm bảo các tổ chức chính phủ và xã hội dân sự trân trọng, tôn trọng và phản hồi trước tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Bối cảnh

Cộng đồng dân tộc thiểu số nhìn chung không có nhiều cơ hội ra quyết định; phụ nữ Việt Nam thường phải chịu nhiều bất bình đẳng do những định kiến về vai trò giới, và phụ nữ dân tộc thiểu số lại càng phải chịu nhiều bất bình đẳng về giới hơn. Vì vậy, phụ nữ dân tộc thiểu số ít có khả năng tiếp cận đất đai, các cơ hội kinh tế, giáo dục và thường không được tham gia vào quá trình ra quyết định trong hộ gia đình và cộng đồng.

Mục tiêu dự án Tăng cường sự Tham gia và Tiếng nói

Thông qua dự án Tăng cường sự Tham gia và Tiếng nói của Phụ nữ Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam, CARE góp phần đảm bảo quyền của phụ nữ các cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao và H’Mông thông qua việc nâng cao tiếng nói và đảm bảo các tổ chức chính phủ và xã hội dân sự trân trọng, tôn trọng và phản hồi trước tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số.

  • Thông qua hoạt động đồng nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu trước các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạch định chính sách, phụ nữ dân tộc thiểu số được nâng cao năng lực phát hiện, trình bày và vận động chính sách về những vấn đề có ảnh hưởng tới mình.
  • Nhóm Công tác về Dân tộc Thiểu số (EMWG) và Uỷ ban Dân tộc (CEMA) thuộc Quốc hội tăng cường sự tôn trọng quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số, đồng thời, được nâng cao năng lực để ghi nhận và giải quyết nhu cầu của họ

Hoạt động dự án Tăng cường sự Tham gia và Tiếng nói

Dự án hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số ở cấp cơ sở để xây dựng và vận động chính sách phát triển của chính mình.

  • PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRỞ THÀNH NGHIÊN CỨU VIÊN: CARE và iSEE phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn để hỗ trợ các thành viên Câu lạc bộ Pháp luật và Đời sống (LARC) thuộc dự án Nâng quyền cho Phụ nữ Dân tộc Thiểu số của CARE trong việc xây dựng cách tiếp cận đồng nghiên cứu. 70 phụ nữ dân tộc thiểu số là những thành viên của LARC tiến hành nghiên cứu tại cộng đồng mình. Họ đặt câu hỏi nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề mà cộng đồng nơi mình sống đang phải đối mặt.
  • TRÌNH BÀY CÁC BẰNG CHỨNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VIÊN THU THẬP TRƯỚC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRUNG ƯƠNG: Các nghiên cứu viên được tập huấn về kỹ năng vận động chính sách và thuyết trình để trình bày bằng chứng thu thập được trước các bên liên quan như chính quyền địa phương (Hội Liên hiệp Phụ nữ và Uỷ ban Nhân dân) và Nhóm Công tác về Dân tộc Thiểu số (EMWG) cũng như Uỷ ban Dân tộc (CEMA) ở cấp quốc gia. Hoạt động này sẽ được thực hiện thông qua các buổi họp, hội thảo, các sự kiện truyền thông và công bố báo cáo chính sách.
  • EMWG VÀ CEMA ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: Thông qua các buổi tham vấn, công bố tóm tắt chính sách, các buổi tập huấn và nỗ lực vận động chính sách, các bên liên quan cấp quốc gia sẽ có khả năng phản hồi tốt hơn trước những bằng chứng mà nghiên cứu viên tại địa phương đưa ra và xây dựng các chính sách và kế hoạch vì lợi ích của cộng đồng dân tộc thiểu số.
  • BẰNG CHỨNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ĐÓNG GÓP VÀO CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ.

Đối tượng tham gia dự án Tăng cường sự Tham gia và Tiếng nói

70
70 phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao và H’Mông
với tư cách là những đồng nghiên cứu viên
10.000
người hưởng lợi, trong đó có các thành viên của
Hội Liên hiệp Phụ nữ, người dân cộng đồng thôn bản
và các thành viên của EMWG và CEMA

Địa điểm

Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và các buổi đối thoại vận động chính sách cấp quốc gia.

Thời gian

7/2015 – 6/2018

Nhà tài trợ