Dự án TEAL – Nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS thông qua cải tiến sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản góp phần thúc đẩy vai trò và quyền lợi của phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi cà phê Arabica, đồng thời cải thiện năng suất của họ trong quá trình sản xuất mặt hàng này.

Bối cảnh

Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Cà phê chiếm từ 15-20% giá trị nông sản xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho hơn nửa triệu nông dân. Tuy vậy, ngành cà phê vẫn chú trọng sản xuất và năng suất hơn so với các hoạt động sau thu hoạch, chất lượng sản phẩm và tiếp cận thị trường. Nông dân nhỏ lẻ, nhất là người dân tộc thiểu số, chưa hưởng lợi đầy đủ từ doanh thu xuất khẩu và vẫn ở vị trí sau cùng trong chuỗi giá trị.

Tại Điện Biên và Sơn La, phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số lao động miệt mài trong chuỗi cà phê Arabica. Tuy vậy, hầu hết vẫn tham gia quy trình sản xuất với tư cách hộ gia đình nhỏ lẻ chứ chưa mang tính tập trung. Điều đó dẫn đến khả năng thương lượng thấp, nhiều khó khăn trong tiếp cận đầu vào (như phân bón, giống, thuốc trừ sâu), và thiếu các cơ hội để cùng nhau cải thiện sản xuất, chế biến và gia tăng thu nhập.

Trong lúc đó, sinh kế hộ gia đình cùng các định kiến truyền thống về vai trò nam-nữ khiến phụ nữ dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường và ra các quyết định liên quan đến sinh kế; khiến họ càng khó có tiếng nói tập thể trong chuỗi giá trị.

Mục tiêu dự án TEAL

Thông qua TEAL, CARE góp phần đảm bảo vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi cà phê Arabica được ghi nhận và tôn trọng, đồng thời cải thiện năng suất của họ trong quá trình sản xuất.

Các kết quả chính:

  • Phụ nữ dân tộc thiểu số được công nhận là tác nhân quan trọng trong chuỗi giá trị cà phê.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số hưởng lợi khi thu nhập gia tăng từ chuỗi giá trị cà phê.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi cà phê tiếp cận các dịch vụ tài chính và được hỗ trợ từ các chính sách liên quan.

TEAL vận hành như thế nào

TEAL hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số trong chuỗi giá trị cà phê Arabica phát triển sinh kế bền vững, có khả năng thích ứng và sinh lời thông qua 4 trụ cột sau:

  • Trụ cột 1: Rút kinh nghiệm và mở rộng việc áp dụng cách tiếp cận của CARE trong nâng quyền kinh tế của phụ nữ.
  • Trụ cột 2: Phù hợp với các ưu tiên và chương trình của Chính phủ Việt Nam.
  • Trụ cột 3: Kết hợp cách tiếp cận chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ và cải tiến.
  • Trụ cột 4: Kết nối sự tham gia của các bên liên quan khác đang hoạt động tại địa bàn dự án.

Đối tượng tham gia dự án TEAL

2.600+
người tham gia trực tiếp
350.000
người tham gia gián tiếp
50% là phụ nữ dân tộc thiểu số 

Địa điểm

Điện Biên và Sơn La

Thời gian

2017-2021

Nhà tài trợ