Thông qua việc hợp tác với cộng đồng và nhà máy, dự án Tôi Mạnh Mẽ! thúc đẩy sự tự tin, khả năng dẫn dắt và kiến thức của công nhân nữ nhằm góp phần cải thiện an sinh nghề nghiệp và điều kiện làm việc của họ.
Tổng quan
Hơn hai triệu công nhân đang lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất ở Việt Nam, trong đó hai phần ba là phụ nữ.
Riêng trong ngành may mặc, công nhân nữ gặp phải nhiều thách thức dai dẳng. Ví dụ, chủ lao động thường áp đặt kỷ luật với lao động nữ hà khắc hơn so với lao động nam. Công nhân nữ cũng phải đối mặt nhiều vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng cả ở nơi làm việc lẫn nơi ở.
Ngoài ra, nhiều công nhân nữ di cư từ nông thôn ra thành phố, do không sống cùng gia đình và khó tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội nên họ dễ gặp phải những tình huống rủi ro như bị bạo lực hay quan hệ tình dục không an toàn.
Do thiếu kỹ năng lãnh đạo và tiếng nói tập thể, công nhân nữ trong các nhà máy thường gặp trở ngại trong việc lên tiếng về những vấn đề của mình. Nhiều người tin rằng họ không có khả năng tham gia vào các nhóm hỗ trợ hay có thể đứng ở vị trí ra quyết định, hoặc có khả năng cùng nhau hành động để giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng
Mục tiêu dự án Tôi Mạnh Mẽ!
Với dự án Tôi Mạnh Mẽ!, CARE thúc đẩy sự tự tin, khả năng dẫn dắt và kiến thức của công nhân nữ nhằm góp phần cải thiện an sinh nghề nghiệp và điều kiện làm việc của họ thông qua việc hợp tác cùng các cộng đồng và nhà máy.
Kết quả chính:
- Công nhân nữ tăng cường tiếng nói, kỹ năng lãnh đạo và tính đoàn kết.
- Công nhân nữ có thể hành động nhằm giải quyết các quan ngại của mình ở cộng đồng và nơi làm việc.
- Công nhân nữ được cải thiện sức khỏe và an sinh ở nơi làm việc và nơi ở.
Hoạt động dự án Tôi Mạnh Mẽ!
Nhóm Tôi Mạnh mẽ là những nhóm tự lực, đoàn kết và chia sẻ kiến thức của công nhân nữ. Nhóm tạo cơ hội cho công nhân nữ kết nối, chia sẻ, và tìm hiểu vấn đề họ gặp phải. Từ đó cùng nhau giải những quyết vấn đề đó.
- Tập huấn cho công nhân nữ để họ lập nên các nhóm Tôi Mạnh mẽ.
- Thúc đẩy quá trình tiếp cận của công nhân nữ với dịch vụ xã hội và chính quyền địa phương.
- Tăng cường tiếng nói và khả năng dẫn dắt của công nhân
Đối tượng tham gia dự án
2.300 công nhân nữ |
|||
Chủ sở hữu và quản lý nhà máy |
Các nhà cung cấp dịch vụ | Chính quyền địa phương | Công đoàn |
Địa điểm
Thanh Hóa, Đồng Nai, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian
2018 – 2020
Nhà tài trợ