“Ngày trước vợ chồng em đi làm phụ hồ trên thành phố; giờ có bò, có vườn rau, vườn cỏ, có gà nên em chẳng đi đâu được, hàng tháng cũng chẳng kiếm được tiền như trước nhưng em thấy vui và hạnh phúc”.
Chị Thạch Thị Thanh Nga, ấp Sóc Tro Giữa (Trà Vinh)
Vợ chồng chị Thạch Thị Thanh Nga, ấp Sóc Tro Giữa, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có 2 con gái một cháu 9 tuổi và một cháu 7 tuổi. Gia đình chị là hộ nghèo trong ấp. Ruộng vườn không có nhiều nên gia đình không có nguồn thu. Hai vợ chồng chị phải gửi con nhỏ cho ông bà rồi cùng nhau lên thành phố làm đủ nghề, từ phụ hồ đến giúp việc gia đình để mưu sinh. Bao năm tần tảo nhưng vợ chồng chị Thạch Nga vẫn bị cái nghèo đeo đuổi.
Vợ chồng chị Thạch Thị Thanh Nga, ấp Sóc Tro Giữa, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có 2 con gái một cháu 9 tuổi và một cháu 7 tuổi. Gia đình chị là hộ nghèo trong ấp. Ruộng vườn không có nhiều nên gia đình không có nguồn thu. Hai vợ chồng chị phải gửi con nhỏ cho ông bà rồi cùng nhau lên thành phố làm đủ nghề, từ phụ hồ đến giúp việc gia đình để mưu sinh. Bao năm tần tảo nhưng vợ chồng chị Thạch Nga vẫn bị cái nghèo đeo đuổi.
Với sự hỗ trợ của dự án Tăng cường Quan hệ Đối tác vì sự Phát triển Công bằng và Toàn diện của Cộng đồng các Dân tộc Thiểu số do Cơ quan Viện trợ Ai-len tài trợ, hai vợ chồng chị Thạch Nga đã tham gia nhóm “Sinh kế đoàn kết Sóc Tro Giữa” từ năm 2018. Nhóm tự xây dựng nội quy hoạt động trên tinh thần tự nguyện tham gia, tôn trọng và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế hộ gia đình. Các hộ gia đình thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm cách chăm sóc bò, nuôi trùn quế, nuôi gà, trồng cỏ … để hạn chế dịch bệnh và thích ứng với thay đổi của thời tiết, khí hậu. Các cặp vợ chồng cùng nhau thảo luận, bàn bạc và cùng nhau quyết định xem gia đình mình sẽ làm gì để tăng thu nhập, bố trí lao động cho phù hợp và hiệu quả, hay việc chăm sóc dạy bảo các con.
Từ lúc tham gia nhóm, gia đình chị Thạch Nga đã trồng cỏ, làm chuồng trại chăn nuôi, được hỗ trợ vay 10 triệu đồng từ dự án. Hai vợ chồng chị bỏ thêm 8 triệu đồng từ tiền dành dụm trước đây để mua bò về nuôi, rồi từ phân bò sẽ nuôi trùn quế, từ trùn quế sẽ dùng để nuôi gà. Như vậy, sẽ tạo ra một chuỗi hoạt động khép kín tận dụng các nguyên liệu sản xuất. Chưa kể là các công việc này phù hợp với sức lao động của người già, phụ nữ. Bên cạnh đó, chị Thạch Nga cũng thuê đất để trồng rau. Khi chúng tôi đến thăm chị vào giữa tháng 7-2019, chỉ tháng sau là nhà chị bắt đầu thu hoạch rau lứa đầu.
Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chị và chồng tin vào tương lai. Họ tin khi tiếp tục cố gắng, gia đình và các con sẽ có cuộc sống tốt hơn.